Bảo hiểm thủy sản

BẢO HIỂM TÔM/CÁ

(Triển khai theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Mục đích bảo hiểm
-  Bảo hiểm tôm/cá là sản phẩm bảo hiểm thuộc nhóm nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp

-  Sản phẩm này được thiết kế nhằm hỗ trợ cho Người nuôi trồng thủy sản chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo ổn định, an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy công tác nuôi trồng thủy sản.
2. Người được bảo hiểm
-  Hộ nông dân hoặc tổ chức nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra theo hướng dẫn tại quy trình kỹ thuật được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền

3. Đối tượng được bảo hiểm
    -  Tôm sú, tôm thẻ chân trắng

    -  Cá tra
(Theo quy định tại thông tư số 47/2011/TT – BNNPTNT ngày 29/6/2011 & Thông tư số 43/2012/TT – BNNPTNT ngày 24/8/2012của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
4. Loại trừ bảo hiểm
         -  Hành động cố ý của người được bảo hiểm.

         -  Thức ăn sử dụng nuôi tôm/cá không rõ nguồn gốc và/hoặc không theo tiêu chuẩn quy định.
         -  Thả nuôi không theo khuyến cáo của Cơ quan chức năng
         -  Khai báo hàng tháng không đúng thực tế nuôi trồng Tôm/Cá tại từng Cơ sở nuôi trồng.
         -  Tự ý thay đổi diện tích cơ sở nuôi trồng mà không khai báo cho Công ty Bảo hiểm.

Chương trình được hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ:

- Hộ nghèo được hỗ trợ 100% phí bảo hiểm

- Hộ cận nghèo được hỗ trợ 80% phí bảo hiểm

- Hộ không nghèo được hỗ trợ 60% phí bảo hiểm

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm

 Rủi ro được bảo hiểm:
    -  Thiên tai: bão, lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần, giông, lốc xoáy theo công bố thiên tai của cơ quan chức năng có thẩm quyền

    -  Đối với Tôm sú: bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV); hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS);
    -  Đối với Tôm chân trắng: bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), bệnh hoại tử cơ hay bệnh đục cơ do vi rút (IMNV); hội chứng Taura, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS);
    -  Cá tra: bệnh gan thận mủ.
Các dịch bệnh trên được công bố dịch bệnh hoặc xác nhận dịch bệnh của cơ quan chứng năng có thẩm quyền

Cách tính toán số tiền bồi thường:
        Số tiền bồi thường = Tỷ lệ bồi thường  X  Số tiền bảo hiểm

        Với tỷ lệ bồi thường căn cứ vào Bảng tỷ lệ bồi thường:
a. Bảng tỷ lệ bồi thường Tôm Chân trắng:
 

Ngày nuôi Tỷ lệ thiệt hại 
được bảo hiểm
Ngày nuôi Tỷ lệ thiệt hại 
được bảo hiểm
Dịch bệnh Thiên tai Dịch bệnh Thiên tai
1-10 0 % 15 % 50-54 55 % 55 %
11-19 17 % 17 % 55-59 64 % 64 %
20-29 21 % 21 % 60-64 54 % 73 %
30-34 26 % 26 % 65-69 44 % 82 %
35-39 32 % 32 % 70-74 28 % 91 %
40-44 39 % 39 % 75-80 16 % 100 %
45-49 46 % 46 %      


b. Bảng tỷ lệ bồi thường Tôm Sú:

Ngày nuôi Tỷ lệ thiệt hại 
được bảo hiểm
Ngày nuôi Tỷ lệ thiệt hại 
được bảo hiểm
Dịch bệnh Thiên tai Dịch bệnh Thiên tai
1-10 0 % 14 % 70-74 33 % 39 %
11-19 15 % 15 % 75-79 28 % 44 %
20-29 16 % 16 % 80-84 23 % 49 %
30-34 17 % 17 % 85-89 17 % 54 %
35-39 18 % 18 % 90-94 15 % 60 %
40-44 20 % 20 % 95-99 13 % 66 %
45-49 22 % 22 % 100-104 10 % 73 %
50-54 24 % 24 % 105-109 7 % 79 %
55-59 27 % 27 % 110-114 6 % 86 %
60-64 31 % 31 % 115-119 3 % 93 %
65-69 35 % 35 % 120 2 % 100 %



c. Bảng tỷ lệ bồi thường cá:

Ngày nuôi Tỷ lệ thiệt hại 
được bảo hiểm
Ngày nuôi Tỷ lệ thiệt hại 
được bảo hiểm
Dịch bệnh Thiên tai Dịch bệnh Thiên tai
1-10 0 % 14 % 91-97 57 % 59 %
11-13 16 % 16 % 98-104 61 % 63 %
14-20 18 % 18 % 105-111 65 % 68 %
21-27 21 % 21 % 112-118 68 % 71 %
28-34 23 % 23 % 119-125 70 % 75 %
35-41 26 % 26 % 126-132 72 % 77 %
42-48 29 % 29 % 133-139 71 % 80 %
49-55 32 % 32 % 140-146 69 % 84 %
56-62 36 % 36 % 147-153 56 % 88 %
63-69 40 % 40 % 154-160 46 % 91 %
70-76 45 % 45 % 161-167 36 % 93 %
77-83 50 % 50 % 168-174 30 % 97 %
84-90 54 % 54 % 175-182 27 % 100 %

YÊU CẦU TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI

NHÓM NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM